10 thiết bị dùng cho Livestream chuyên nghiệp

Để Livestream một cách chuyên nghiệp, ngoài việc chuẩn bị nội dung, trang bị kiến thức,… thì các thiết bị hỗ trợ là điều không thể thiếu. Vậy livestream chuyên nghiệp, cần những thiết bị nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi đó nhé!

1. Camera chuyên dụng

Máy quay là thiết bị chính ghi hình trực tiếp để đảm bảo độ rõ nét thì máy quay nên có độ phân giải từ HD trở lên để mang lại chất lượng hiển thị tốt khi phát sóng. Bên cạnh đó, 2 yếu tố cần thiết mà camera cần được đáp ứng là có cổng HDMI hoặc SDI output và có clean feed.

Một số loại camera phổ biến: Sony A6000 có thể đem lại chất lượng hiển thị cao nhất là 1080p, Sony A6400 sở hữu khả năng lấy nét nhanh chóng chỉ mất 0,06 giây,…

Camera LiveStream

Camera LiveStream

2. Ống kính (Lens) máy quay

  • Lens Kit: là lens đi kèm theo máy. Đây là loại len dễ sử dụng, phù hợp với người mới dùng máy ảnh.
  • Lens Prime: là một ống kính tiêu cự cố định. Loại lens này không thể làm cho hình ảnh lớn hay nhỏ, chỉ thay đổi khung hình khi bạn di chuyển.
  • Lens Zoom: khác với Lens Prime, có thể thay đổi tiêu cự tùy ý. Với sự linh hoạt của nó, bạn có thể chụp vật thể ở xa, hoặc cận cảnh.
  • Lens Tele: là loại len có kích thước và tiêu cự rất lớn. Lens này phù hợp chụp các loài động vật hoang dã.
  • Lens Macro: trái ngược với Lens Tele, loại lens này thường được dùng để chụp chi tiết nhỏ hoặc côn trùng.
  • Lens góc rộng: mang lại tầm nhìn rộng hơn, phù hợp để chụp phong cảnh rộng hơn.
  • Lens Zoom: cũng như tên gọi của nó, loại lens này có thể thay đổi tiêu cự tự do.
  • Lens FishEye: loại lens này khi sử dụng sẽ mang lại hiệu ứng toàn cảnh hình cầu.

Các loại lens máy ảnh

Các loại lens máy ảnh

3. Chân máy ảnh

Chân máy là một thiết bị di động để hỗ trợ và ổn định máy ảnh trong quá trình quay video. Thiết bị này giúp không bị tình trạng giật khung hình khi quay, giảm rung lắc để cho ra những sản phẩm chất lượng cao nhất.

Chân máy ảnh

Chân máy ảnh

4. Thiết bị chống rung

Thiết bị chống rung giúp máy ảnh không bị rung, lắc khi di chuyển. Với thiết bị này, việc quay video trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, mang đến những thước phim ổn định, không bị rung màn hình mỗi khi quay ở những địa hình trắc trở.

Thiết bị chống rung

Thiết bị chống rung

5. Bàn trộn hình

Bộ trộn hình, video có tác dụng xen kẽ các tập tin video ngắn, hình ảnh và âm thanh trong quá trình phát trực tiếp, livestream, giúp cho các buổi trực tiếp không trở nên nhàm chán và thú vị hơn rất nhiều.

Một số bàn trộn hình phù hợp để livestream: Sony MCX-500 dễ sử dụng, giúp đơn giản công việc livestream, Blackmagic ATEM Television Studio Pro HD có khả năng nhận tín hiệu lên tới 2160p60,…

Bàn trộn hình

Bàn trộn hình

6. Microphone

Để có được chất lượng âm thanh tốt trong khi phát trực tiếp, bạn phải có micrô. Với một chiếc micro tốt, người xem có thể nghe rõ những gì bạn muốn truyền tải, cho dù bạn đứng từ xa thì mọi người vẫn có thể nghe được bao quát thông tin.

Microphone

Microphone

7. Thiết bị livestream

Nếu bạn muốn camera của mình phát livestream trên Youtube hoặc các mạng xã hội thì thiết bị phát livestream là một phần không thể thiếu. Công dụng của thiết bị này là giúp kết nối máy quay với laptop thông qua cổng HDMI.

Bạn có thể điều khiển và giám sát thiết bị này bằng bảng điều khiển trực tuyến trên điện thoại di động của mình. Thiết bị livestream có tác dụng chuyển đổi hình ảnh từ camera qua máy tính, sẽ cho ra chất lượng hiển thị rõ nét, chi tiết mà không bị mờ.

Thiết bị LiveStream

Thiết bị LiveStream

8. Máy tính

Để phục vụ cho các thiết bị hỗ trợ phát trực tiếp chuyên nghiệp, bạn cần một bộ PC sở hữu cấu hình có vi xử lý i5 thế hệ thứ 8 và card màn hình GTX 1650 trở lên để có thể mang lại trải nghiệm tốt nhất.

Còn đối với laptop, cấu hình tối thiểu để đáp ứng công việc livestream là CPU Intel Core i7 thế hệ 10 hoặc AMD Ryzen 5000, đi cùng với đó là card NVIDIA RTX 3000 Series.

Máy tính Livestream

Máy tính Livestream

9. Phần mềm Livestream

Để việc phát trực tiếp có thể nhận được nhiều lượt tương tác qua các nền tảng mạng xã hội khác nhau, cho phép bạn chỉnh sửa, quay màn hình và cho ra chất lượng độ phân giải cao thì phần mềm livestream chính là cái đáp ứng cho bạn về việc đó. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ livestream trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, OBS là một phần mềm tương đối phổ biến với chất lượng tốt, ổn định và hoàn toàn miễn phí.

Giao diện OBS

Giao diện OBS

10. Switcher

Switcher – bộ chuyển mạch là thiết bị hỗ trợ chuyển đổi giữa các nguồn video hoặc âm thanh nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp kết nối các đoạn mạch lại với nhau và cho phép bạn phát trực tuyến trên nhiều màn hình khác nhau. Các loại switcher nên tham khảo: Blackmagic ATEM Mini, Mixer Blackmagic Design ATEM Television Studio Pro HD,…

Switcher

Switcher

11. Một số phụ kiện khác

Phụ kiện có rất nhiều loại, điển hình như đèn livestream cũng khá quan trọng để thấy rõ mọi biểu cảm của streamer chuyên nghiệp, giúp khuôn mặt bạn được sáng rõ ràng và không bị u tối trên màn hình. Một số loại đèn có thể tham khảo: Elgato Key Light, Elgato Ring Light,…

Ngoài ra, người phát trực tiếp cũng nên có chuẩn bị về phông nền xanh để có thể chỉnh sửa background nền phía sau theo ý mình.

 

       

COCOM VIỆT NAM

Cocom Việt Nam – ngôi nhà của sự sáng tạo và truyền thông hàng đầu tại Việt Nam! Tại Cocom, chúng tôi không chỉ xây dựng các chiến dịch truyền thông, mà chúng tôi còn tạo ra các trải nghiệm không gian sống độc đáo và ấn tượng. Với một đội ngũ chuyên gia đầy nhiệt huyết và tài năng, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp truyền thông tối ưu và sáng tạo nhất.